Những kinh nghiệm, lưu ý khi thiết kế lại website

Những kinh nghiệm, lưu ý khi thiết kế lại website

Thiết kế lại website cho chúng ta những tính năng, giao diện mới, hấp dẫn hơn Nhưng nếu không có một kế hoạch chuyển đổi thì đôi khi công sức SEO trước giờ (traffic từ Google, Bing…) coi như đổ biển. Mình đã tư vấn chuyển đổi cho 1 website về giáo dục traffic trung bình 50k / tháng. Kết quả đạt được rất tốt nên muốn chia sẻ cho mọi người về các bước thực hiện SEO trong giai đoạn chuyển đổi website.

Thiết kế lại website cho chúng ta những tính năng, giao diện mới, hấp dẫn hơn Nhưng nếu không có một kế hoạch chuyển đổi thì đôi khi công sức SEO trước giờ (traffic từ Google, Bing…) coi như đổ biển. Mình đã tư vấn chuyển đổi cho 1 website về giáo dục traffic trung bình 50k / tháng. Kết quả đạt được rất tốt nên muốn chia sẻ cho mọi người về các bước thực hiện SEO trong giai đoạn chuyển đổi website.

Đầu tiên đây là kết quả của quá trình SEO trong 6 tháng.




Trong giai đoạn chuyển đổi ranking của các từ khóa bị giảm mạnh đặc biệt các nhóm từ top 10 và 15. Nhưng ngay sau đó 1 tuần thứ hạng đã trở lại kèm theo cả traffic và conversion. Nếu không có chuẩn bị kỹ trong giai đoạn này chắc chắn website sẽ bị rơi tự do! (Một website mình tư vấn vì lý do khách quan đã vướng vào tình huống này và sau 3 tháng vẫn chưa phục hồi)


Các bước SEO khi chuyển đổi website như sau:
A. Giai đoạn chuẩn bị:

  1. Tối ưu SEO website mới từ giai đoạn thiết kế, demo
  2. Lập danh sách các trang website cũ có giá trị và trang mới tương ứng.
  3. Lập danh sách Cũ – Mới
  4. Thiết lập khai báo redirect 301
  5. Lưu trữ website cũ

 

B. Giai đoạn Chuyển Đổi


  1. Kiểm tra kỹ redirect 301
  2. Kiểm soát chặt lỗi 404
  3. Quản lý chặt file robots.txt và sitemap
  4. Giúp Google đọc website nhiều hơn
  5. Kiểm tra thứ hạng 3 ngày 1 lần

Okie mình sẽ đi vào chi tiết ngay.

A. Giai đoạn chuẩn bị


1. Tối ưu SEO website mới:

Bước đầu tiên mình làm là phân tích dịch vụ và thế mạnh của công ty, kết hợp với phân tích hành vi tìm kiếm của khách hàng từ đó có sự phân bổ từ khóa phù hợp cho website. Đây là 1 chủ đề lớn và mình chỉ muốn tập trung vào các yếu tố liên quan đến việc SEO khi chuyển đổi website mới trong đó 3 việc quan trọng nhất liên quan đến việc chuyển đổi là:

  • Cấu trúc website và cấu trúc URL: Cấu trúc website tối ưu thì mình follow theo Google Guide và cảm thấy như vậy là ổn. Khi chuyển đổi website thì cần chú ý url cũ và mới càng giống nhau cần đỡ mất sức chuyển đổi 301. Ví dụ: Nếu như mục tin tức cũ là old-domain/tin-tuc thì khi chọn URL cho website mới đừng đổi thành new-domain/tintuc .
  • Tiêu đề và thẻ mô tả : Phần này thì quá cần thiết chuẩn bị kỹ để bao phủ các từ khóa được nhắm đến.
  • Nội dung: đừng để sót phần nào của website cũ

 

2. Lập danh sách các trang website cũ có “giá trị” và trang mới tương ứng.


Mục đích của bước này là tránh 100% trường hợp website mới được tung ra thì các trang có giá trị này lại bị not found. Giá trị ở đây theo mình có 3 danh sách đánh quan tâm:

  • Danh sách có thứ hạng trên công cụ tìm kiếm: Sử dụng 1 bộ từ khóa của website để kiểm tra thứ hạng từ khóa. Từ đây rút ra được danh sách quan trọng này. (Bộ từ khóa thì dùng Google Keywords Tool Bài Hướng Dẫn ở đây)
  • Danh sách thứ website được khách hàng tìm kiếm từ Google Web Master Tool: Danh sách này cũng giúp mình biết thêm 1 số trang “giá trị” mà bảng từ khóa không tìm ra được.
  • Danh sách trang được người dùng truy cập nhiều: đây là danh sách từ báo cáo Web Analytics các trang mà người dùng truy cập nhiều nhất . Có thể các trang này ko có thứ hạng nhưng rất quan trọng đừng để nó bị not found trong quá trình chuyển đổi website.

 

3. Lập danh sách Cũ – Mới
Sau khi lọc ra danh sách các trang “giá trị” thì bước tiếp theo là lập danh sách các trang được chuyển đổi một cách chi tiết nhất. Nên bắt đầu từ cấu trúc menu của website . đừng để sót 1 trang giá trị nào



Bảng danh sách cũ – mới
 

4. Thiết lập khai báo redirect 301
Đây là phần khá quan trọng, chắc mọi người đều đã hiểu khi chuyển website khai báo chuyển nhà giúp khách hàng đến được nội dung (không bị not found). Ngoài ra cần khai báo cho máy tìm kiếm đễ giữ lại ranking và “Link Juice” (uy tín được truyền qua liên kết).
Để hiện thực redirect 301 theo mình biết có 2 cách.

  • 1 là dùng server side code.
  • 2 là dùng config của server, đối với linux là file htaccess

 

Lúc thực hiện campaign này mình dùng htaccess. 2 cú pháp code mà mình sử dụng nhiều nhất là:

  • RewriteCond TestString Pattern [Flags] kết hợp RewriteRule pattern target_url [flag,flag,flag,…]
  • Redirect 301 Old-URL New-URL

 

Khác biệt lớn nhất là dòng 1 không sử dung regular expression .Và toàn bộ hướng dẫn mọi người có thể download cuốn sách:
Apress.The.Definitive.Guide.to.Apache.mod.rewrite.Feb.2006


Sau khi hiện thức thì nhớ check kỹ xem code redirect có chạy chưa và mã truy vấn trả về có phải là 301 không. (mã not found là 404, mã ok là 200). Check Redirect Respond ở đây


5. Lưu trữ website cũ

Khi chuyển đổi website chỉ cần lưu lại phiên bản cũ để kiểm tra và cập nhật lại nội dung khi thiếu. 2 điều lưu ý khi lưu lại là:


1. Sử dụng robots.txt chặn ko cho Google đọc nội dung.

2. Dùng subdomain hoặc sub directory


B. Giai đoạn Chuyển Đổi


Trong 24 tiếng đầu tiên khi website mới được tung ra là quan trọng nhất. Trong thời gian Google bắt đầu ghi nhận sử chuyển đổi. Các công việc cần làm để giữ thứ hạng:


1. Kiểm tra kỹ redirect 301. Dựa trên danh sách chuyển đổi hãy kiểm tra thật kỹ việc hiện thực Redirect 301
2. Kiểm soát chặt lỗi 404. Trong lúc viếc file redirect 301 chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Hãy sử dụng Google Analytics để tracking các url nào bị lỗi not found sau đó tiếp tục redirect 301. Mình thấy có 3 cách:

Cách thứ nhất: Rewrite URL 404 thành dạng: 404.html?url=đường-dẫn-không-tìm-thấy . Bằng cách này ta sẽ dễ dàng tìm thấy các trang not found.

Cách thứ hai: Custom Google Analytics để tracking trang bị lỗi 404.
Sử dụng tracking Event: Xem bài hướng dẫn
_gaq.push(['_trackEvent', 'Error', '404', 'page: ' + document.location.pathname + document.location.search + ' ref: ' + document.referrer, true]);

Cách thứ 3 là thụ động nhất: sử dụng webmaster tool để xem các trang bị lỗi và xử lý.



 

3. Quản lý chặt file robots.txt và sitemap. Khi vừa cập nhật website nên xem ngay file robots.txt vì nếu lỡ có đang chặn tất cả các trang thì đó là 1 thảm họa. Tiếp theo là submit site map mới để Google nhanh chóng index.

4. Giúp Google đọc website nhiều hơn. Trong giai đoạn đầu chuyển đổi website thứ hạng từ khóa và traffic bị giảm xuống là chuyện bình thường, nguyên nhân do Google chưa hiểu website mới. Việc giúp Google Bot đọc website nhiều hơn sẽ giúp Google nhanh chóng hiểu rõ website và hồi phục thứ hàng.
Một số cách mà mình làm:

 

5. Kiểm tra thứ hạng 3 ngày 1 lần. Thứ hạng website trong 2 tuần đầu thay đổi rất nhiều, theo những gì mình đã làm thì 3 ngày 1 lần nên kiểm tra là vừa phải để kiểm soát tình hình.

Tư vấn khác:

0902.804.084