Nguyên nhân website không xuất hiện trên Google

Nguyên nhân website không xuất hiện trên Google

Sau đây là 14 nguyên nhân chính dẫn đến việc website của bạn không được hiển thị trên google.

1: Bạn có sử dụng từ khóa phù hợp không?

 
Từ khóa mà bạn sử dụng trên trang web rất quan trọng để bạn có thể được tìm thấy tại những mục phù hợp. Hãy tưởng tượng trang web của bạn bán hoa. Nguồn HTML của bạn có thể sẽ là:
 
Ví dụ:
TITLE :iCreate || Thiết Kế Web Top Google, Thiết Kế Web Thương Hiệu
META NAME="description" CONTENT="Nhiều loại hoa cho bạn, hoa trong nhà, hoa ngoài sân, ngoài vườn.
META NAME="keywords" CONTENT="vườn hoa, hoa dại, hoa sinh nhật
 
Tất nhiên điều quan trọng nhất để lọt vào danh sách của các SE đó là nội dung trang web. Các SE cần text và càng nhiều text càng tốt. Ví dụ, nếu bạn bán xe ô tô thì bạn có bài viết về xe ô tô. Nếu bạn cung cấp các gói du lịch hãy cung cấp một số thông tin về các địa điểm du lịch. Xây dựng các nội dung đó và tối ưu hóa nội dung đó trên các SE mà bạn muốn. Nói cách khác, hãy đảm bảo rằng nội dung trên trang web của bạn chứa những từ khóa quan trọng. Và đừng quên chỉ sử dụng các từ khóa trong thẻ META cho từ khóa cho trang web của bạn.
 

2: Bạn đang sử dụng nhiều hình ảnh nhưng rất ít text trên trang Web

 
Những SE ( Search Engine) lập chỉ mục (index) trang Web của bạn thông qua text. Chúng không thể biết những gì được viết trên ảnh GIF hoặc JPEG. Nếu bạn sử dụng nhiều hình ảnh trên trang Web, bạn phải tạo ra một số trang có nhiều text. Một số nhà tư vấn phát triển website sẽ khuyên bạn tạo ra những trang doorway. Một trang doorway là một trang chứa bài viết và một đường link đến trang Web chính. Trên trang doorway đó, bạn nên mô tả nội dung trang Web của bạn bằng nhiều câu chứa nhiều từ khoá quan trọng đối với trang Web của bạn. Tuy nhiên, một số SE chỉ index những trang Web nếu ít nhất một trang Web khác liên kết với nó. Trong trường hợp đó, một trang doorway sẽ không hoạt động. Đừng dùng doorway để spam SE. Chỉ sử dụng những trang doorway có phần liên quan đến nội dung những trang Web của bạn. Lưu ý rằng những công cụ tìm kiếm bỏ qua những trang doorway. Vì vậy, cố gắng đưa ra trang Web chứa càng nhiều nội dung (bài viết) càng tốt. Những nội dung được cập nhật mới mẻ, liên tục là một trong những cách tốt nhất để đảm bảo rằng người dùng sẽ thường xuyên quay trở lại trang Web.
 
Sau đây là 3 mẹo nhỏ để xây dựng nội dung của bạn:
 
  • Hãy cung cấp nhiều nội dung (cùng với tên và trang Web URL) Các nhà quản trị web khác sẽ vui vẻ đưa bài báo của bạn ào trang Web của họ. Chỉ cần tìm kiếm "syndicate your articles”, "syndicate your content” và "submit your article” trên Google.

 

  • Luôn đi trước trong lĩnh vực của bạn. Nếu trang lớn "ABC” xuất ra sản phẩn "XYZ” trong mùa thu, thì hãy viết về sản phẩm hoặc lĩnh vực sản phẩm nói chung và có trong tháng sáu để SE có thể tìm thấy nó sớm. Ví dụ, ngày nay bạn có thể tìm thấy tất cả các trang Nintendo GameCube trong Google - những trang này đã được đăng 3-4 tháng trước đây.

 

  • Xây dựng một trang chứa nội dung có chất lượng hàng ngày. Thường xuyên viết các bài báo có tính chất thời sự với khoảng 250-500 từ. Nếu bạn không chắc chắn mình có thể viết về cái gì, hãy xem lại các file lưu trữ để tìm kiếm những cụm từ đã được sử dụng cho trang của bạn.
 

3: Trang Web bạn submit chỉ là một redirection tới trang Web khác

 
Nếu trang Web bạn submit chứa redirection tới trang Web khác, thì hầu hết công cụ tìm kiếm sẽ hoàn toàn bỏ qua trang Web của bạn. Bạn không nên submit một trang web như vậy. Trước đây, nhiều nhà quản trị web đã cố gắng lừa công cụ tìm kiếm bằng các trang chứa redirection. Những công ty SE đã phát hiện ra điều này và quyết định loại bỏ hoàn toàn trang Web đó. Hãy submit một trang Web thực sự chứa thông tin sản phẩm mà người đọc có thể thấy được. Đôi khi, bạn có những trang Web cũ được liệt kê trên các SE và bạn muốn họ để lại đường dẫn tới trang Web mới của bạn. Có một số cách để làm điều này:
 
  • Thay cho đuôi META Refresh, bạn cũng có thể sử dụng JavaScript để tải một dữ liệu mới: Lưu ý rằng một số công cụ tìm kiếm cũng không thích cách chuyển đường dẫn này.

 

  • Bạn có thể sử dụng META Refresh trên trang Web cũ, ví dụ hướng dẫn cho browser tải www.itvietgroup.com 5 giây sau khi dữ liệu đã tải xong. Tuy nhiên, một số browser cũ không hỗ trợ thẻ này, và một số SE phạt những trang sử dụng việc Refresh trong vài giây hoặc ít hơn.

 

  • Bạn cũng có thể xoá trang Web cũ và tạo một trang lỗi 404 quen thuộc. Điều này đảm bảo rằng người dùng sẽ được dẫn đến môt trang web mới nếu họ nhấn vào đường link lỗi hoặc vào một URL không tồn tại. Trang lỗi 404 này nên chứa 1 đường link đến trang chủ của bạn.

 

  • Bạn có thể sử dụng lệnh redirect trên máy chủ, sử dụng tin nhắn lỗi 301 Moved Permanently. Việc này sẽ dẫn người sử dụng tới trang web mới nhưng cũng nên thông báo tới một số SE rằng trang đó đã được thay đổi vĩnh viễn. Một số SE bỏ trang web cũ đi khỏi danh mục của nó, một số khác thậm chí sẽ thay thế trang web cũ của bạn mà không hề làm ảnh hưởng đến Pagerank của bạn.
 

4: Bạn đang sử dụng FRAME

 
Nhiều công cụ tìm kiếm gặp rắc rối với Frame. Chúng thường chỉ lập chỉ mục (index) với trang có đặt frame chứ không liên quan đến những frame biệt chứa nội dung thực. Thật không may, trang frame thường không có thẻ Meta, tiêu đề và nội dung đầy đủ (bài viết) xuất hiện trên Search Engine. Giải pháp hữu hiệu nhất cho vấn đề này là tránh Frame. Nếu bạn thực sự phải sử dụng Frame, lưu ý những điểm sau:
 
  1. Khi công cụ tìm kiếm liên hệ với trang Frame, người duyệt web có thể bị kẹt và không thể liên kết đến trang của bạn. Do đó những trang frame riêng lẻ nên chứa một đường link trở lại trang của bạn.
  2. Bổ sung một phần mô tả về trang Web của bạn trong phần để các công SE có thể lập chỉ mục bài viết, tại đây bạn cũng nên bổ sung một đường link đến trang chủ.
  3. Bổ sung một vài đoạn JavaScript để buộc trang Frame thành Frameset. Điều này cản trở người duyệt Web tình cờ xâm nhập vào một trang Web đơn lẻ. Bạn có thể sử dụng đoạn JavaScript sau:
 
--- if (top.location.href == self.location) {

top.location.href = "URL of your frame file"; }

5: Bạn submit trang Web của bạn quá thường xuyên

 
Nếu bạn submit trang Web của bạn nhiều hơn 1 lần/ tháng, hầu hết công cụ tìm kiếm sẽ cho rằng đó là spam và sẽ bỏ qua trang của bạn. Spam không hiệu quả với công cụ tìm kiếm. Phần lớn, nó sẽ đem lại kết quả ngược lại cho bạn. Càng ngày càng nhiều SE có thể nhận ra ý định spam và phạt hoặc cấm trang của bạn trong danh mục. Những trang mà spam SE sẽ tự làm giảm giá trị của chúng trong danh mục của SE. Nếu vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn thì những trang này có thể phải đối mặt với blacklist như trong email. Nội dung của các trang web phải đủ để cho SE khẳng định lĩnh vực liên quan mà các nhà quản trị web không cần phải lặp lại các từ khóa mà không có lý do hơn là cố gắng đánh bại các website khác. Nguy cơ thất bại sẽ cao hơn và người sử dụng sẽ cảm thấy ghét những trang sử dụng biện pháp này. Submit trang web của bạn tới SE và chờ đợi 4 tuần. Sau đó tìm kiếm URL trang của bạn. Nếu SE không tìm thấy trang của bạn thì bạn mới submit lần nữa.
 

6: Văn bản trên màu nền trang web

 
"Màu sắc có thể gây hại cho Pagerank của trang web của bạn”. Nhằm để có Pagerank cao trên SE một số nhà thiết kế website cố làm cho trang web của mình càng giàu từ khóa càng tốt. Họ cố tình spam SE bằng cách làm những từ ngữ lặp lại trùng màu với màu nền để tăng từ khóa với các spider. Tuy nhiên hầu hết các công cụ tìm kiếm đều biết thủ thuật này. Họ sẽ phạt hoặc thậm chí đưa trang web của bạn vào danh sách đen nếu họ phát hiện ra rằng web của bạn đang cố tình dấu nội dung thật sự một cách không công bằng. Chiến thuật che dấu nội dung này thường được nhắc đến với cái tên "Spamming the search engine” hoặc "spamdexing”.
 
Nhưng thật không may là các công cụ tìm kiếm có thể khóa các trang web không cố tình sử dụng thủ thuật này. Chẳng hạn bạn thử hình dung nếu trang web của bạn có màu nền là màu đen và một bảng trên trang web đó là màu trắng. Bạn thử hình dung nếu bạn đưa văn bản màu đen vào bảng đó. Người bình thường có thể nhìn thấy đoạn văn bản đó vì thế đoạn văn bản đó không hề bị che đi. Tuy nhiên những công cụ tìm kiếm có thể hiểu đó là đoạn văn bản bị che đi bởi chúng nhìn qua màu nền của bảng đó. Tôi khuyên bạn nên xem qua tất cả các trang trên trang web của bạn và chắc chắn rằng bạn không gặp phải những lỗi như vậy. Cũng nói thêm rằng các SE cũng bắt lỗi cả những trường hợp sử dụng màu văn bản gần giống màu nền để che từ ngữ đi. Vì vậy bạn hoàn toàn không nên sử dụng thủ thuật này.
 

7: Trang web của bạn được thiết kế động

 
Cơ sở dữ liệu và những trang web được thiết kế động là công cụ tuyệt vời để quản lý nội dung của những trang web lớn. Hãy tưởng tượng bạn sẽ quản lý nội dung trang web the New York Times mà không có cơ sở dữ liệu. Thật không may là những trang web thiết kế động có thể sẽ là cơn ác mộng đối với các SE spider bởi vì những trang web động không thực sự tồn tại cho đến khi chúng được yêu cầu. Một SE không thể có đủ khả năng chọn hết những thay đổi cần thiết trên trang web được submit. Trường hợp ngoài lệ là những chương trình spider của Google và Inktomi. Hai chương trình này có thể lập chỉ mục cho những trang web thiết kế động thậm chí cả những trang sử dụng dấu câu và chuỗi câu hỏi. Còn trang web AltaVista thì không thể lập chỉ mục cho những trang web được thiết kế động. Xem lý do tại sao ở đây
 
Nếu bạn tạo ra một trang web động với sự trợ giúp của ASP, ColdFusion, CGI, Perl hoặc là Apache Server thì trang web sau sẽ cho bạn một lời khuyên hữu ích tại đây
 

8: Bạn sử dụng quá thường xuyên từ khóa trên trang web của bạn

 
Rất nhiều SE sợ bị spam nếu bạn sử dụng quá thường xuyên từ khóa trên trang web của bạn. Bạn đừng lặp lại từ khóa quá thường xuyên trong thẻ meta hoặc trong nội dung các trang web. Không ai có thể biết con số hợp lý cho SE nhưng đoạn văn sau thì không phải là một ý kiến hay: "Ebook thật tuyệt. Tôi thích ebook. Tôi vừa đọc hàng trăm cuốn ebook. Tôi có thể học được nhiều thứ từ ebook. Khi bạn ký nhận vào Newsletter của tôi bạn sẽ nhận được thêm hai cuốn ebook miễn phí.”
 

9: Bạn chuyển trang web của bạn đến một server mới

 
Mỗi khi bạn chuyển trang web của bạn tới một công ty hosting (lưu trữ website) hoặc khi bạn chuyển tên domain, địa chỉ IP/DNS của tên domain của bạn sẽ thay đổi. Trong khi mọi người thường nhìn vào URL (ví dụ www.yourdomain.com) thì những SE thường chỉ nhìn vào địa chỉ IP.
 
Điều đó có nghĩa là bạn sẽ phải submit lại trang web của bạn trên tất cả các SE và các trang danh bạ web khi bạn chuyển trang web của bạn tới một công ty hosting mới hoặc khi bạn đổi tên domain. Lúc đó các SE sẽ nhận ra địa chỉ IP/DNS của bạn đã thay đổi và xóa địa chỉ IP cũ khỏi danh mục của chúng. Điều quan trọng là bạn phải submit lại khi việc chuyển đó hoàn toàn kết thúc. Một cách khá tốt để biết địa chỉ IP mới đổi đã được cập nhật chưa là bạn tải một phiên bản hơi khác một chút của trang index lên server mới. Khi bạn nhập www.yourdomain.com trên web browser và nhìn thấy phiên bản khác, lúc đó bạn sẽ biết được DNS server của ISP (Internet Server Provider) đã được cập nhật. Nếu bạn đã chuyển server, hãy submit lại URL trang web của bạn tới SE. Nếu bạn đã thay tên domain, bạn cũng nên thay danh mục Yahoo và Open Directory Project. Nếu bạn muốn thay danh mục Yahoo của bạn hãy vào trang web tại đây
 
Nếu bạn muốn thay danh mục Open Directory Project:
1. Vào trang " www.dmoz.org "
2. Đầu tiên hãy chọn mục mà trang của bạn xuất hiện (tìm kiếm tên miền của bạn) và vào mục đó.
3. Chọn Update URL link trên đầu trang web.
4. Nhập URL của trang web mà bạn muốn cập nhật.
5. Một trang mới sẽ được mở ra và trên trang này bạn sẽ thay đổi.
6. Nhấn vào nút Update URL một lần nữa bạn sẽ hoàn thành sự thay đổi.
 
Nếu như bạn thay đổi tên domain của bạn dường như là bạn sẽ mất đi những người khách cũ. Dưới đây là những lời khuyên để không bị mất những khách cũ: http://www.thesitewizard.com/news/movinghosts.shtml
 

10: Trang web của bạn không có địa chỉ IP duy nhất

 
Trang web của bạn có địa chỉ IP duy nhất không? Nếu không thì trang web của bạn có nguy cơ bị cấm bởi các SE. Con người thì sử dụng tên domain như yahoo.com, nhưng hệ thống mạng máy tính thì sử dụng địa chỉ IP có nhiều địa chỉ được viết bằng bốn con số và cách nhau bởi dấu chấm. Mỗi một tên domain sẽ được dịch ra địa chỉ IP. Ví dụ, Yahoo.com thì được dịch thành "64.58.76.225”. Chỉ cần nhập www.64.58.76.225/ trên web browser bạn sẽ đến trang www.yahoo.com
 
Rất nhiều công ty hosting đã không đưa một địa chỉ IP duy nhất cho khách hàng của mình để tiết kiệm tiền. Họ đăng ký cùng một địa chỉ IP cho nhiều tên domain khác nhau. Điều đó có nghĩa là hàng trăm trang web khác cùng sử dụng một địa chỉ IP giống như trang web của bạn.
 
Có 3 lý do tại sao bạn cần một địa chỉ IP duy nhất:
 
  • Nếu bạn cùng sử dụng một đỉa chỉ IP với 50 trang web khác, bạn phải tin tưởng rằng họ sẽ không submit quá nhiều hoặc spam SE. Khi SE khóa một địa chỉ IP, tất cả các trang web cùng sử dụng địa chỉ IP đó sẽ bị khóa. Bạn có thể tăng nguy cơ bị khóa trên các SE.

 

  • Nếu server hoặc phần mềm SE spider tính toán sai thì các SE spider sẽ khóa những trang web tìm thấy từ những domain khác có cùng địa chỉ IP. Điều đó có nghĩa là trang web khác sẽ được lập chỉ mục mà không phải là trang web của bạn. Hoặc cũng có thể trang web của bạn sẽ được tìm thấy nhờ những từ khóa sử dụng trên trang web khác.

 

  • Mọi người đều cho rằng có một địa chỉ IP duy nhất sẽ giúp tăng Page Rank của bạn trên các SE. Vì vậy khi lựa chọn dịch vụ hosting, phải chắc chắn rằng tên domain của bạn có địa chỉ IP duy nhất cho dù điều đó có nghĩa là bạn sẽ phải trả cao hơn một chút cho dịch vụ hosting.
 
Bạn có cùng địa chỉ IP với các trang web bạn không hề biết? Sau đây là cách để bạn thử:
 
  • Đến trang "www.eamnesia.com/hostinfo/i.jhtml " và nhập tên domain của bạn vào (ví dụ yahoo.com). Nếu URL này không hiệu quả thì bạn có thể vào "www.name-space.com/search/" và nhập tên domain của bạn vào ô tìm kiếm.

 

  • Kết quả tìm thấy sẽ cho thấy địa chỉ IP của bạn (ví dụ 64.58.76.225)

 

  • Copy địa chỉ IP vào clipboard.

 

  • Mở một cửa sổ mới trên web browser và nhập địa chỉ IP đó vào và xem kết quả.

 

  • Nếu trang web của bạn xuất hiện thì có nghĩa là bạn có địa chỉ IP duy nhất. Nếu một trang web khác xuất hiện hoặc hiện ra một tin nhắn báo lỗi thì rất có thể bạn đang dùng chung địa chỉ IP với trang web khác. Nếu bạn không chắc chắn, hãy hỏi dịch vụ hosting của bạn xem bạn có địa chỉ IP duy nhất không.
 

11: Bạn không cho phép robot lập chỉ mục trang web của bạn

 
Hãy tưởng tượng rằng bạn là công ty cung cấp dịch vụ marketing trên mạng và bạn luôn luôn cố gắng để có được vị trí cao nhất trên SE cho khách hàng của bạn. Thậm chí sau một vài tuần, trang web của khách hàng của bạn vẫn không có trong danh mục của bất kỳ SE nào. Sau đó bạn mới nhận ra rằng các SE và chương trình robot không thể nào vào được trang web đó bởi khách hàng của bạn đã chặn chúng (do nhầm lẫn).
 
Có hai cách để chặn các robot:
  1. Với một file text đơn giản trong directory gốc của host server hoặc
  2. Với một thẻ Meta nào đó trên trang web.
 

 

12: URL trang web của bạn chứa một số ký tự đặc biệt

 
Hầu hết các SE gặp rắc rối trong việc lập chỉ mục những trang web mà URL chứa một số ký tự đặc biệt. Các ký tự sau thường được cho là ngăn cản SE:
  • Dấu &
  • Ký hiệu $
  • Dấu =
  • Ký hiệu %
  • Dấu hỏi ?

 

Google và Inktomi sử dụng các chương trình crawler có thể lập chỉ mục những trang web thiết kế động ngay cả khi những trang web này sử dụng dấu chấm hỏi. Như vậy bạn sẽ làm gì nếu trang web của bạn được thiết kế động và có những ký tự đặc biệt như đã nêu?
 
Nếu bạn sử dụng Apache Server, ASP, CGI/Perl hoặc ColdFusion thì trang web sau sẽ cho bạn một vài lời khuyên: www.spider-food.net/dynamic-page-optimization-b.html
 

13: Trang web của bạn được host tại một nhà cung cấp miễn phí

 
Một số SE ví dụ như AltaVista hạn chế số lượng trang web được lập chỉ mục cho mỗi một domain. Ví dụ nếu trang web của bạn được host tại Geocities.com hoặc Tripod.com, trang của bạn có thể không được lập chỉ mục chỉ vì số lượng trang web tối đa cho domain đặc biệt này đã đạt đến mức giới hạn. Một số SE hiện nay không lập chỉ mục cho những trang Web được host trên các dịch vụ hosting miễn phí. Họ giải thích rằng họ nhận được quá nhiều spam hoặc những submission có chất lượng thấp từ các tên miền miễn phí.
 
Tuy nhiên Google là trường hợp ngoại lệ. Google vẫn lập chỉ mục cho những trang web được host trên Geocities.com và Tripod.com. Những trang web này thường có Page Rank ít nhất là 3/10 bởi vì chúng được link từ một tên miền phổ biến.
 
Nói tóm lại nếu bạn thực sự nghiêm túc khi kinh doanh trên mạng, thì có một domain riêng là một điều giúp ích cho bạn khá nhiều. Hãy thử đặt mình vào vị trí khách hàng, liệu bạn có sẵn sàng mua hàng từ một trang web có tên là "sub.free-web-space- provider.com/~category/162742/ my_business/home.htm "?
 

Một tên miền dễ nhớ đối với khách hàng sẽ có được sự tin tưởng hơn. Một bản báo cáo gần đây của Consumers Union kết luận rằng chỉ có 29% người Mỹ tin tưởng vào những trang web bán hàng trên mạng. Báo cáo của Webwatch về độ tin tưởng: www.consumerwebwatch.org/news/1_abstract.htm Làm thế nào để nhận được sự tin tưởng từ phía khách hàng: www.ecommercebase.com/article/37

 

14: Bạn đã chờ đủ lâu chưa?

 
Mạng internet đang phát triển nhanh. Theo một nghiên cứu của Viện nghiên cứu NEC, hầu hết các SE cần khoảng là 6 tháng để lập chỉ mục cho một trang web.
 
Dữ liệu sẽ được cập nhật khi mà có rất ít trang web chứ không như bây giờ. Với số lượng trang web như bây giờ thì có thể còn lâu hơn. Điều đó có nghĩa là có thể mất nửa năm để trang web của bạn có thể xuất hiện trên SE. Kết quả nghiên cứu cho thấy điều quan trọng là bạn phải submit trang web của bạn đúng cách. Như vậy bạn sẽ có Pagerank cao hơn.

Tư vấn khác:

0902.804.084