Áp dụng marketing hiện đại trong việc xây dựng chiến lược marketing

Áp dụng marketing hiện đại trong việc xây dựng chiến lược marketing

Marketing là quản lý giá trị cảm nhận. Để quản lý giá trị này, bạn phải nắm rõ môi trường cạnh tranh và thị trường mục tiêu, định vị được sản phẩm và dịch vụ, xây dựng nhãn hiệu mạnh, thỏa mãn nhu cầu khách hàng, xác định mức giá, mở rộng quảng cáo, tổ chức nỗ lực bán hàng, sắp xếp việc phân phối sản phẩm, dự đoán được những kết quả có thể xảy ra, tạo động cơ thúc đẩy cho nhân viên và phải thực hiện tất cả những yêu cầu trên tốt nhất.​

Marketing là quản lý giá trị cảm nhận. Để quản lý giá trị này, bạn phải nắm rõ môi trường cạnh tranh và thị trường mục tiêu, định vị được sản phẩm và dịch vụ, xây dựng nhãn hiệu mạnh, thỏa mãn nhu cầu khách hàng, xác định mức giá, mở rộng quảng cáo, tổ chức nỗ lực bán hàng, sắp xếp việc phân phối sản phẩm, dự đoán được những kết quả có thể xảy ra, tạo động cơ thúc đẩy cho nhân viên và phải thực hiện tất cả những yêu cầu trên tốt nhất.​

​Theo quan điểm của Donal Trump thì “Marketing bao gồm cả chiến lược lẫn sách lược. Theo thời gian, marketing đã chuyển từ các quyết định có tính sách lược sang những quyết định vừa có tính sách lược vừa mang tính chiến lược. Hiểu rõ khách hàng và kiến thức họ là nền tảng của marketing. Hay nói cách khác, làm marketing là quản lý những giá trị mà khách hàng cảm nhận được”.

Chiến lược marketing là bản phác thảo cách thức doanh nghiệp phân phối nguồn lực để đạt được mục tiêu kinh doanh. Thiếu chiến lược marketing đồng nghĩa với việc không có một mục đích rõ ràng nào vào đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp đang theo đuổi. Thiếu chiến lược marketing  cũng có nghĩa là bạn sẽ không có định nghĩa rõ ràng về yếu tố tạo nên sự khác biệt, do đó bạn cũng sẽ không thể hiểu được vì sao khách hàng lại mua sản phẩm hay dịch vụ của bạn.

Một chiến lược Marketing phải đảm bảo các thành phần sau:

1.  Thị trường mục tiêu: Nhóm khách hàng cụ thể là tiêu điểm trong chiến lược;

2.  Mục tiêu kinh doanh: Lý do bạn kinh doanh;

3.  Định vị: Một hoặc hai lợi ích chính do sản phẩm đem lại sẽ được chọn làm cốt lõi của chiến dịch. Việc định vị sản phẩm giúp phối hợp tất cả các chương trình với nhau;

4.  Các chương trình: Những hoạt động bạn theo đuổi để thực hiện chiến lược. Đôi khi các chương trình này còn được gọi là các sách lược hay marketing hỗn hợp có liên quan đến các hoạt động nhưng quảng cáo, bán hàng cá nhân, định vị và phân phối sản phẩm.

Trong bốn thành phần trên, thị trường mục tiêu và định vị là trung tâm của chiến lược marketing. Nếu không cụ thể hóa được hai bộ phận này, chiến lược của bạn sẽ không thể phối hợp, tập trung hay truyền đạt được. Dù doanh nghiệp của bạn quy mô lớn hay nhỏ thì trong chiến lược marketing , doanh nghiệp vẫn phải xác định rõ thị trường mục tiêu và việc định vị sản phẩm  của mình. Việc xác định này sẽ quyết định sự thành bại của họ.

Việc xác định thị trường mục tiêu mang đến cho những người làm marketing một nền tảng cơ sở để tập trung nỗ lực của mình – và tập trung nỗ lực là một trong những mục đích chính của việc phát triển chiến lược marketing. Bằng cách tập trung nỗ lực vào một thị trường mục tiêu, bạn sẽ xây dựng một định vị chính xác. Nếu không có thị trường mục tiêu, sản phẩm/dịch vụ của bạn có thể là sản phẩm/dịch vụ dành cho tất cả mọi người và như thế có nghĩa là nó không phục vụ một đối twong khách hàng riêng biệt nào.

Để có thể quyết định được thị trường mục tiêu, bạn phải trải qua hai công đoạn: xác định những phân đoạn thị trường có thể tham gia, sau đó chọn ra thị trường mục tiêu từ những phân đoạn mà bạn đã xác định được. Một phân đoạn thị trường là nhóm khách hàng hoặc khách hàng tiềm năng gặp các vấn đề giống nhau, hoặc đang tìm kiếm những lợi ích giống nhau. Có bốn bước giúp bạn xác định phân đoạn thị trường:

1.  Liệt kê các lợi ích khách hàng đang tìm kiếm;

2.  Liệt kê những phân đoạn tiềm năng được xác định bằng những cái tên phù hợp;

3.  Đối với từng thành viên của phân đoạn, ước lượng tầm quan trọng và mức độ ưu tiên đối với từng lợi ích;

4.  Kết hợp các phân đoạn nếu chúng có mức độ ưu tiên giống nhau.

Phân đoạn là một tập hợp người – chứ không phải sản phẩm hay dịch vụ. Vì vậy, do phân đoạn thị trường được cấu thành từ các cá nhân nên việc phân đoạn thị trường không phải là quá trình dễ dàng. Nếu các phân đoạn giống như sản phẩm, thì chúng ta chẳng có lý do gì cần phải xem xét đến khách hàng của mình. Mỗi phân đoạn đòi hỏi phải có và đáng có một chiến lược đặc biệt cho riêng phân đoạn đó. Lý do để bạn tiến hành phân đoạn thị trường là bởi vì bạn không coi tất cả khách hàng đều như nhau.

Định vị là trung tâm của chiến lược marketing. Định vị khiến cho khách hàng mục tiêu mua sản phẩm của bạn nhiều hơn của các đối thủ cạnh tranh mục tiêu. Định vị sản phẩm càng mạnh thì chiến lược marketing càng hiệu quả.

Xác định định vị sản phẩm và thị trường mục tiêu là hai quyết định quan trọng nhất khi tiến hành xây dựng chiến lược marketing. Cả hai đều phụ thuộc vào mức độ hiểu biết của bạn về nhu cầu khách hàng, khả năng của chính doanh nghiệp cũng như các đối thủ cạnh tranh.

Tư vấn khác:

0902.804.084