7 bước cho quá trình định hướng chiến lược phát triển website trên Internet

7 bước cho quá trình định hướng chiến lược phát triển website trên Internet

Nếu bạn là chủ một khách sạn và bạn muốn thu hút thêm nhiều khách hàng đến với khách sạn của mình, bạn cần thiết kế các chiến dịch marketing riêng biệt cho các nhóm khách hàng chính như: các khách lữ hành là chủ doanh nghiệp từ nơi khác đến, các khách lữ hành là các giám đốc điều hành doanh nghiệp, hay các khách lữ hành là các nhà tổ chức sự kiện chuyên nghiệp, ngoài ra, chắc chắn sẽ có khách hàng là các gia đình đi nghỉ, hay các khách hàng muốn tổ chức tiệc tùng tại khách sạn.


1) Đo đạc các thông số hiện tại của website
- Số lượng truy cập/số người truy cập/số người truy cập độc nhất trung bình hàng tháng
(visits/visitors/unique visitors)

- Tỷ lệ rời trang (bounce rate)

- Thời gian trên site (time on site)

- Thứ hạng hiện tại các từ khóa chính (SEO rankings)

- Chỉ số DA (domain authority)

- Số lượng khách hàng tiềm năng/người dùng điền form đăng ký trung bình hàng tháng (leads/form submissions)

- Số lượng hàng hóa bán được trung bình hàng tháng (sales)

Để có được các thông số này, website của bạn cần các công cụ đo lường hiệu quả như Google Analytics.

Gợi ý: Bạn nên sử dụng một loại công cụ thống nhất trước và sau quá trình tái thiết kế website để đảm bảo số liệu được đồng bộ hóa.

2) Lập ra các mục tiêu

Việc lập ra các mục tiêu thực tế cho việc tái thiết kế website rất quan trọng. Và bạn cần trao đổi với đội nhóm của mình về các mục tiêu mà bạn muốn đạt được trong quá trình, ví dụ như:

- Số lượng truy cập/người truy cập

- Tỷ lệ bounce rate

- Time on site

- DA

- Số lượng khách hàng tiềm năng mới

- Tổng lượng hàng hóa bán được

- Thứ hạng SEO của các từ khóa chính

Một điều cần chú ý ở đây chính là sẽ có các mục tiêu liên quan với nhau. Do đó bạn cần lập các mục tiêu này một cách hợp lý và logic nhất có thể.

3) Định nghĩa thương hiệu của bạn

Trước khi thiết kế web và phát triển nội dung cho website, bạn cần định nghĩa được rõ ràng thương hiệu của bạn, để khi người dùng đến với website, họ biết ngay bạn là ai, sản phẩm của bạn về gì, và liệu họ có nên ở lại với bạn hay tiếp tục tìm kiếm một website khác.

Một lưu ý quan trọng khi phát triển nội dung và thương hiệu đó là nên hạn chế tối đa việc sử dụng các từ ngữ chuyên ngành ít người biết, thay vào đó, hãy sử dụng các từ ngữ và phương pháp diễn đạt dễ hiểu cho người dùng.

4) Định nghĩa người dùng mục tiêu

Thị trường mà bạn hướng tới không nhất thiết chỉ có một dạng người dùng mục tiêu, trên thực tế, một thị trường có thể được chia nhỏ ra thành rất nhiều phân khúc người dùng khác nhau và mỗi phân khúc sẽ có các đặc điểm và “cá tính” khác nhau mà nội dung trên site của bạn cần đáp ứng.

Các phân khúc thị trường này có thể được tượng trưng bằng các “khách hàng tưởng tượng” mà bạn có với thông tin, đặc điểm mà bạn thu nhận được từ các số liệu đã có trước đó.

Một ví dụ cụ thể, nếu bạn là chủ một khách sạn và bạn muốn thu hút thêm nhiều khách hàng đến với khách sạn của mình, bạn cần thiết kế các chiến dịch marketing riêng biệt cho các nhóm khách hàng chính như: các khách lữ hành là chủ doanh nghiệp từ nơi khác đến, các khách lữ hành là các giám đốc điều hành doanh nghiệp, hay các khách lữ hành là các nhà tổ chức sự kiện chuyên nghiệp, ngoài ra, chắc chắn sẽ có khách hàng là các gia đình đi nghỉ, hay các khách hàng muốn tổ chức tiệc tùng tại khách sạn.

5) Tối ưu hóa cho các trang nội dung quan trọng

Việc tối ưu hóa cho các trang tin quan trọng trên website là bước đầu tiên để một chiến dịch online marketing thành công. Vì vậy, bạn cần quan tâm tới các yếu tố như:

- Lên danh sách các trang nội dung quan trọng nhất trên website và các chỉ số liên quan như lượng traffic đến từng trang, số lượng backlink, tỷ lệ CRO của từng trang, nội dung mà các trang đó nói tới.

- Lên kế hoạch điều hướng 301 cho các trang quan trọng nhằm điều hướng traffic hiệu quả và tận dụng sức mạnh từ các backlink trước đó. Bạn nên sử dụng một bảng Excel liệt kê các URL cũ và URL mới cần 301 tới và chuyển file này cho đội kỹ thuật.

- Tiến hành nghiên cứu từ khóa cho các trang nội dung quan trọng sau này. Một trang nội dung nên tập trung cho một từ khóa và sau đó nên được Onpage cẩn thận cho từ khóa đó.

6) Phân tích đối thủ cạnh tranh

Việc phân tích đối thủ cạnh tranh với mình là một việc nên làm để đảm bảo bạn có thể đưa ra được các bước đi hợp lý cho website và công việc kinh doanh của mình. Một số gợi ý sau sẽ giúp bạn:

- Sử dụng các công cụ như Marketing Grader – marketing.grader.com - để lấy bản báo cáo về website và mức độ hiệu quả của chiến dịch marketing của bạn.

- Làm tương tự với các website đối thủ trực tiếp của bạn.

- Trực tiếp vào các website đối thủ và liệt kê lại những điểm bạn thích/không thích về chúng qua đó bạn sẽ có cái nhìn tốt hơn về những việc cần/không nên làm.

Khi đã chạy xong các báo cáo, hãy tổng hợp các thông tin và số liệu đó lại thành một danh sách các việc bạn cần làm/tránh làm cho website của mình sau này.

7) Liệt kê các tài nguyên có sẵn của website

- Các tài nguyên có sẵn từ phiên bản cũ của website mà bạn cần giữ lại bao gồm:

- Các nội dung được xem/chia sẻ nhiều nhất

- Các trang nội dung nhận được nhiều traffic nhất

- Các từ khóa đạt thứ hạng cao và các trang nội dung tương ứng của chúng

- Các trang nội dung có lượng backlink lớn

Việc để mất các tài nguyên quý giá này trong quá trình tái thiết kế website có thể sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chiến dịch marketing của bạn, vì vậy hãy rà soát lại cẩn thận những gì bạn có.

Tư vấn khác:

0902.804.084